2- PP Tê tại chổ: khi chuyển dạ, chích gây tê thần kinh (nhánh tiểu khung của TK thẹn trong - Pudendal bloc).
3- Khí gaz giảm đau: trên đầu giường sanh có một hệ thống ống dẫn khí "laughfing gaz" bơm qua một mặt nạ (mask). Bình thường mặt nạ được kéo lên bởi một lò xo bên trong và khí gaz được đóng kín. Sản phụ được hướng dẫn khi đau nhiều thì kéo mặt nạ xuống úp vào mủi để thở. Khí gaz làm giẩm đau, đồng thời làm sản phụ lơ mơ. Khi đó mặt nạ sẽ tự động kéo lên, đóng kín ống gaz (sản phụ lơ mơ nên không giữ được mặt nạ trong tay). Khi sản phụ thấy đau lại thì kéo mặt nạ úp vào mũi ...
4- PP gây Tê tuỷ sống, Mê.
5- PP Sinh thôi miên (Hypnbirthing):
Phương pháp HypnoBirthing dựa trên công trình của Grantly Dick-Read, MD, bác sĩ sản khoa người Anh đã viết “Sinh con không sợ hãi” vào năm 1944.
* ở Mỹ: Có CT trọn gói theo dõi, chăm sóc cho sản phu từ khi có thai đến sau sinh 2 tuần.
Sản phụ được lập hồ sơ theo dõi (như phần quản lý thai bên TT BVBM&TE làm). 15 ngày trước khi sinh, người bố được mời đến học 1 lớp về nuôi và chăm sóc trẻ sơ sinh: tắm bé, thay tả, cho uống sữa, cho ăn... Một tuần trước ngay sinh, Mẹ được mời dự một lớp hướng dẫn cần chuẩn bị gì, khi sinh phải nằm thế nào, thở thế nào, rặn thế nào cho hiệu quả...
Sau sinh bé và mẹ được theo dõi chăm sóc 2 tuần.
Trọn gói 2000 USD.
Tóm lại, các CT trợ giúp sinh an toàn đều nhắm vào:
- Yếu tố tâm lý: Trợ giúp tâm lý, chuẩn bị tâm lý yên tâm, tin tưởng, lạc quan cho sản phụ. Đây là yếu tố rất quan trọng. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, sự lo lắng làm co cứng các cơ tầng sing môn là tăng sự đau đớn, làm cuộc sanh khó khăn hơn.
- Bảo đảm an toàn cho Sản phụ: Sản phụ được theo dõi, khám định kỳ để đánh giá tình trạng sức khoẻ, phát hiện các yếu tố nguy cơ để phòng tránh.
- Có sự hợp tác, thông cảm giữa Sản phụ và BS (Sản phụ được chonj BS chăm sóc cho mình).
- Hướng dẫn cho sản phụ biết rõ về cuộc sinh của mình, về những việc cần làm trước, trong và sau sinh.
- MỤC TIÊU của CT đẻ không đau:
*Đối với sản phụ: Một sản phụ khi sinh, họ và gia đình mong muốn điều gì?
2 điều đầu tiên:
1- Sanh an toàn
2- Ít đau khi sinh con.
Vậy, một CT muốn thành công phải đáp ứng được các mong muốn của họ. Đó còn là vấn đề nhân bản: Y Đức.
* Đối với BV: mục tiêu của CT nên là:
1- Giúp sản phụ sinh được An Toàn, mẹ trò con vuông.
2- Giúp sản phụ ÍT đau khi sinh.
3- Vấn đề kinh tế - Y tế (thứ yếu).
Trong đó:
a- Sự an toàn luôn là mong ước số MỘT của mọi người (sản phụ thân nhân họ và cả thầy thuốc). BS cần tiếp cận với sản phụ, biết rõ quá trình thai nghén của họ và tình trạng sức khỏe của sản phụ (bệnh Tim mạch, bệnh tìm ẩn…), các nguy cơ có ảnh hưởng đến cuộc sinh v.v … để quyết định điều gì là tốt nhất cho sản phụ. Chính BS Sản Phụ khoa là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với sản phụ và gia đình họ. Không nên có một sản phụ yêu cầu “đẻ không đau” là lập tức làm thủ tục thu tièn, rồi đưa sản phụ lên bàn, chích thuốc …
b- Đau khi sinh là một hiện tượng sinh lý, không thể nào và không nên hướng đến “ ĐẺ KHÔNG ĐAU” mà nên hướng đến “ĐẺ ÍT ĐAU”, vì sao?
- Chúng ta đã học, cơn đau đẻ có 2 yếu tố: Yếu tố Tâm Lý: sự lo lắng, sợ hãi… và Yếu tố Sinh lý: sự co bóp các cơ tử cung và cơ sàn chậu. Muốn giảm đau khi sinh BS cần giải quyết đồng thời 2 yếu tố đó. Trong đó yếu tố Tâm lý chiếm một phần rất quan trọng mà không thuốc nào có tác dụng. Chúng ta từng nghe trước đây, khi còn nghèo, ở thôn quê, khi một sản phụ chuyển dạ đau nhiều, người mẹ ngồi kế bên vỗ về, đôi khi người ta bổ đôi trái đu đủ đắp vào bàn chân của sản phụ cũng làm họ đở đau và sinh nhanh hơn. Năm 1984, một BS Sản Khoa người Mỹ có làm một nghiên cứu về cơn đau đẻ của sản phụ đưa ra nhận xét: ”Trong tiếng rên của người mẹ khi sanh có chững sóng âm thanh giống sóng âm thanh của người phụ nữ phát ra khi sung sướng” và “sản phụ được gây mê khi sinh về sau ít thương con hơn sản phụ sinh thường”. Ta có câu “Mang nặng, đẻ đau” để nói rằng kỹ niệm về đau khi sinh con là niềm tự hào của người mẹ.
- Sử dụng pp giảm đau nào? cần có sự bàn bạc giữa BS phụ trách với sản phụ và gia đình họ. Khi đã có sự bàn bạc thống nhất, tạo được niềm tin ở sản phụ sẽ làm sản phụ bớt lo lắng, bớt đau và nếu chẳng may có xãy ra sự cố (khó tiên liệu trước) thì gia đình sản phụ sẽ dễ thông cảm và chia sẻ trách nhiệm với BS. Không nên áp đặt một việc mà sản phụ và gia đình chưa hiểu rõ và thống nhất.
c- Việc thu bao nhiêu, chia theo tỷ lệ nào là vđ thứ yếu. Tính toán sao cho vừa phải trên cơ sở BV mở ra dịch vụ này để giúp sản phụ chứ không phải để làm kinh tế.
Sau đây là mấy ý kiến rút ra từ một cuộc hội thảo về “Đẻ không đau” mới đây tại TP HCM:
1/ Sinh con kiểu nào cũng đều đau cả!
Ngay cả khi bạn yêu cầu được gây tê ngoài màng cứng để đẻ không đau, sự thật là bạn vẫn phải “hứng chịu” sự hành hạ của các cơn gò tử cung dồn dập cho đến khi cổ tử cung mở đủ 4cm. 4cm nghe có vẻ sẽ mở nhanh thôi, nhưng sự thật là bạn có thể phải chịu cơn đau đẻ hàng giờ, thậm chí cả ngày để chờ đến giờ G được gây tê ngoài màng cứng. Đẻ không đau nghĩa là giảm đau về sau chứ không phải giảm đau từ đầu chí cuối.
Tuy nhiên phương pháp này có vẻ không hoàn hảo cho lắm, bởi phụ nữ chọn phương án gây tê ngoài màng cứng thường phải kết thúc với lựa chọn sinh mổ thay vì vượt cạn tự nhiên như các mẹ bầu khác.
2/ Thuốc gây tê ngoài màng cứng không phải luôn hiệu quả 100%.
Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng được thực hiện bằng cách tiêm thuốc gây tê vào cột sống của bà bầu. Khi thuốc theo ống kim dài xuyên vào khoang ngoài màng cứng, sẽ phân tán đều qua 2 bên khoang bên trong cơ thể, tạo thành thể đối xứng, giúp bà bầu giảm bớt cơn đau đẻ.
Tuy nhiên, không may là luôn có những mẹ bầu nằm trong khoảng 5-8% nhận được sự phân tán không đối xứng của thuốc. Lúc này, thuốc chỉ có tác dụng ở một phía, phía còn lại vẫn phải chịu tác động rất nhiệt tình của những cơn gò tử cung (đau). Hơn nữa, có một số điểm trong cơ thể bạn dường như không chịu “khuất phục” trước tác động của thuốc tê nên vẫn đau nhiều. Bất chất mọi nỗ lực, gây tê ngoài màng cứng chưa chắc giảm đau 100% cho tất cả các bà bầu khi sinh.
3/ Thuốc tê hết tác dụng lúc bắt đầu rặn đẻ.
Khi tử cung mở 4cm, bà bầu được tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng. Đến khi tử cung đủ độ mở để bé cưng chui ra, thuốc gây tê có thể hết tác dụng ngay lúc đó. Nguyên nhân bởi vì thuốc gây tê loại này không có tác dụng nhiều ở những dây thần kinh xung quanh xương chậu. Bởi vậy, không hiếm những mẹ bầu tuy không phải chịu đau lúc tử cung mở, nhưng lại phải chịu cơn đau lúc rặn đẻ. Không khác nhiều là mấy, đau đẻ vẫn là đau đẻ, bầu phải chịu thôi. Nếu đặt catheter để bơm thêm thuốc khi hết tê thì nguy cơ thuốc quá liều rất cao (vì đa số các trường hợp cơn đau kéo dài nhiều giờ trước khi sinh (một phần vì thuốc có tác dụng làm giảm cơn go nên kéo dài thời gian chuyển dạ).
4/ Phải làm gì để bớt đau khi sinh?
Tốt nhất bạn nên tham gia các lớp học tiền sản để biết trước trước những gì có thể xảy ra trong lúc vượt cạn và chuẩn bị tinh thần cho vững vàng, vui vẻ. Tham gia các lớp học này, mẹ bầ