? Tư vấn sức khỏe - Hội hành nghề Y tế tư nhân
Buu Dien DakLak Buu Dien DakLak
THÔNG BÁO


HyperLink


Y TẾ TƯ NHÂN TPHCM
Tổng Hội Y Học
Tổng Hội Y Học
Tổng Hội Y Học
Tổng Hội Y Học
Y Tế Cộng Đồng
Tin tức & Sự kiện
9/29/2020 2:36:46 PM
MỐI QUAN HỆ GIỮA BS VÀ BỆNH NHÂN

 Trong văn hóa phương đông, Thầy thuốc được tôn trọng ngang hàng thầy giáo và cha mẹ nên công chúng rất tôn trọng Thầy thuốc và giao cho Thầy thuốc niềm tin và kỳ vọng rất lớn. Vậy BS phải làm sao đáp ứng lòng mong đợi đó ? Phải cố gắng làm một BS TỐT


 Một BS Tốt phải hội đủ hai điều:

1- BS phải có trái tim nhân hậu:
- BS phải cảm thông, biết lắng nghe BN, tìm cách điều trị cho BN với tất cả khả năng của mình. Trường hợp mình không biết rõ, không chắc chắn mình có đủ khả năng điều trị thì phải chuyển bệnh nhân đến đồng nghiệp mà mình biết đúng chuyên khoa hoặc đến cơ sở y tế điều trị phù hợp, với tinh thần bất vụ lợi (mà chỉ vì sức khỏe của người bệnh).
- Cố gắng tránh tốn kém không cần thiết cho người bệnh và bản thân mình không đòi hỏi thù lao quá đáng so với những gì mình có quyền được hưởng (lời thề Hypocrate).
- Tuyệt đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu BN đến một chuyên gia khác phù hợp. Theo “Qui ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới (World Medical Association), điều 3”
- GS Phạm Biểu Tâm đã khuyên SV Y khoa:
"Nghề y là một nghề đặc biệt, nếu chúng ta muốn nó cao quý thì nó sẽ cao quý. Nếu chúng ta muốn nó hạ tiện thì nó sẽ hạ tiện. Hạ tiện hay cao quý là sự lựa chọn của chúng ta chứ không phải của nghề nghiệp chúng ta".
2- BS phải giỏi:
- BS phải có kiến thức y học sâu rộng, kiến thức tổng quát tốt, phải liên tục học tập, có khả năng tổng hợp và tư duy logic. Một BS giỏi không hẳn cần có bằng cấp cao, và ngược lại BS có bằng cấp cao chưa chắc là BS giỏi.
- Một BS giỏi “Biết cái gì mình biết, cái gì mình chưa biết”. BS phải không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức để chữa bệnh ngày một hiệu quả hơn (12 điều Y Đức). Môt số BS tưởng cái gì mình cũng giỏi mà không tham khảo, không học hỏi đồng nghiệp khó trở thành một BS tốt.
Muốn điều trị khỏi bệnh, trước hết BS phải chẩn đoán đúng. Sau đó, BS phải kê toa cho đúng bệnh. Chẩn đoán sai hay chưa có chẩn đoán mà kê toa thì chắc chắn bệnh không khỏi mà có thể làm bệnh nặng thêm. Đã có chẩn đoán đúng mà kê toa không đúng thuốc thì bệnh cũng không khỏi. Để kê toa đúng BS cần có kiến thức về bệnh lý, về thuốc.
Việc chẩn đoán đúng bệnh là điều khó. Không BS nào có thể tự cho là mình chẩn đoán lúc nào cũng đúng. Trong những trường hợp khó khăn thì cần hội chẩn hoặc tham khảo ý kiến các BS khác. Ngoài ra, nếu chưa đủ điều kiện để chẩn đoán đúng thì ít ra cũng phải chẩn đoán được “thuộc nhóm bệnh” nào ? đặc điểm sinh lý bệnh của nó và tính chất cấp cứu của nó để đừng mắc sai lầm trong điều trị làm bệnh nặng thêm. Trong một số trường hợp, BS có quyền sử dụng Một BS Tốt phải hội đủ hai điều:
1- BS phải có trái tim nhân hậu:
- BS phải cảm thông, biết lắng nghe BN, tìm cách điều trị cho BN với tất cả khả năng của mình. Trường hợp mình không biết rõ, không chắc chắn mình có đủ khả năng điều trị thì phải chuyển bệnh nhân đến đồng nghiệp mà mình biết đúng chuyên khoa hoặc đến cơ sở y tế điều trị phù hợp, với tinh thần bất vụ lợi (mà chỉ vì sức khỏe của người bệnh).
- Cố gắng tránh tốn kém không cần thiết cho người bệnh và bản thân mình không đòi hỏi thù lao quá đáng so với những gì mình có quyền được hưởng (lời thề Hypocrate).
- Tuyệt đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu BN đến một chuyên gia khác phù hợp. Theo “Qui ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới (World Medical Association), điều 3”
- GS Phạm Biểu Tâm đã khuyên SV Y khoa:
"Nghề y là một nghề đặc biệt, nếu chúng ta muốn nó cao quý thì nó sẽ cao quý. Nếu chúng ta muốn nó hạ tiện thì nó sẽ hạ tiện. Hạ tiện hay cao quý là sự lựa chọn của chúng ta chứ không phải của nghề nghiệp chúng ta".
2- BS phải giỏi:
- BS phải có kiến thức y học sâu rộng, kiến thức tổng quát tốt, phải liên tục học tập, có khả năng tổng hợp và tư duy logic. Một BS giỏi không hẳn cần có bằng cấp cao, và ngược lại BS có bằng cấp cao chưa chắc là BS giỏi.
- Một BS giỏi “Biết cái gì mình biết, cái gì mình chưa biết”. BS phải không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức để chữa bệnh ngày một hiệu quả hơn (12 điều Y Đức). Môt số BS tưởng cái gì mình cũng giỏi mà không tham khảo, không học hỏi đồng nghiệp khó trở thành một BS tốt.
Muốn điều trị khỏi bệnh, trước hết BS phải chẩn đoán đúng. Sau đó, BS phải kê toa cho đúng bệnh. Chẩn đoán sai hay chưa có chẩn đoán mà kê toa thì chắc chắn bệnh không khỏi mà có thể làm bệnh nặng thêm. Đã có chẩn đoán đúng mà kê toa không đúng thuốc thì bệnh cũng không khỏi. Để kê toa đúng BS cần có kiến thức về bệnh lý, về thuốc.
Việc chẩn đoán đúng bệnh là điều khó. Không BS nào có thể tự cho là mình chẩn đoán lúc nào cũng đúng. Trong những trường hợp khó khăn thì cần hội chẩn hoặc tham khảo ý kiến các BS khác. Ngoài ra, nếu chưa đủ điều kiện để chẩn đoán đúng thì ít ra cũng phải chẩn đoán được “thuộc nhóm bệnh” nào ? đặc điểm sinh lý bệnh của nó và tính chất cấp cứu của nó để đừng mắc sai lầm trong điều trị làm bệnh nặng thêm. Trong một số trường hợp, BS có quyền sử dụng phương pháp “Điều trị thử - Traitement d’epreuve”, nhưng phải ngắn hạn và phải theo dõi sát diễn biến bệnh để điều chỉnh việc điều trị cho thích hợp và kịp thời.
Khi kết thúc, BS phải kê toa thuốc cho BN. Toa thuốc phải theo đúng các quy định của Bộ Y tế: Ghi rõ họ tên bệnh nhân, chẩn đoán bệnh, tên biệt dược, tên gốc, hàm lượng, liều lượng, thời điểm dùng thuốc, thời gian dùng thuốc, chế độ ăn uống... Dặn dò BN kỹ lưỡng mọi việc. Những điều dặn dò phức tạp thì cần viết (in) ra để BN có thể thực hiện đúng. Toa thuốc phải viết rõ ràng, dễ đọc để tránh nhầm lẫn thuốc. BS phải ký tên, ghi rõ tên họ để xác định trách nhiệm của mình. Đầu toa ghi rõ đơn vị, địa chỉ, số điện thoại để khi cần thân nhân BN hoặc đồng nghiệp có thể liên lạc. Cuối cùng phải lưu toa thuốc lại để tiện việc theo dõi bệnh.
Khi kê toa BS cần cân nhắc mỗi loại thuốc đều cần thiết để chữa cho BN. Không nên kê thuốc theo kiểu “bao vây”, “đụng đâu đánh đó” hay “theo đặt hàng của các hãng thuốc”. BS cần luôn luôn kê toa theo sự cần thiết điều trị. Toa nên gồm ít thuốc nhất, rẻ nhất có thể mà vẫn đảm bảo chữa khỏi bệnh cho BN. BS phải hiểu rõ loại thuốc mà mình kê trong toa, không được kê toa theo đề nghị của bất cứ ai hoặc thấy đồng nghiệp dùng thì dùng theo khi mình chưa biết rõ loại thuốc. Một GS đã dạy: “BS là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với BN. Không ai có quyền sửa chỉ định điều ttrị của BS, ngay cả GĐ BV hay Bộ Trưởng bộ Y Tế. Chỉ có Thầy của BS mới có quyền đó”.
Những bệnh mãn tính cần điều trị lâu dài. BS phải nắm kỹ lý lịch bệnh của BN, biết rõ diễn biến bệnh để điều chỉnh thuốc cho phù hợp và chia sẽ thông tin cho đồng nghiệp khi cần.
Trường hợp BN khám ở BV thường không được một BS duy nhất theo dõi mà phải qua nhiều BS (khi tái khám gặp BS khác). Trong trường hợp này, BS khám sau phải đọc lại hồ sơ của BN trong các lần khám trước, cố gắng sử dụng tiếp phương án điều trị của BS trước (nếu không có gì sai), không nên mỗi người cho toa theo ý mình, khiến cho việc điều trị kém hiệu quả, có hại cho BN.
* BS nên xem mình là “BS Gia Đình (BSGĐ)” của BN (theo đúng nghĩa của nó): Ở nhiều nước tiên tiến có ngành đào tạo BS gia đình. Ở VN vừa có quyết định đào tạo BSGĐ và cho phép xây dựng các “phòng khám gia đình” vài năm nay, tuy nhiên còn nhiều việc phải bàn. BSGĐ sẽ khám, chẩn đoán ban đầu: nếu là bệnh thông thường. BSGĐ sẽ chữa và theo dõi. Nếu là bệnh chuyên khoa hay bệnh nặng, BSGĐ sẽ chuyển BN đến đúng chuyên khoa hoặc đến bệnh viện để điều trị cho bệnh nhân. Sau đó theo dõi, kết hợp với BS chuyên khoa hay BV cung cấp các thông tin về bệnh lý của BN (mà mình có), thay mặt BN bàn bạc với đồng nghiệp cách điều trị tốt nhất cho BN (việc này rất khó thực hiện ở VN hiện nay). Khi BN giảm bệnh, xuất viện thì theo dõi giúp đỡ BN cho đến khi bình phục.
BS phải nắm được “lý lịch bệnh” của BN của mình, có hồ sơ lưu trữ BN và sẵn sàng cung cấp cho cơ sở y tế hay BS chuyên khoa điều trị cho BN khi có yêu cầu.
* Về phía người bệnh: Tốt nhất là mỗi người, mỗi gia đình nên chọn cho mình một “BS gia đình”.
Khi bị bệnh, người bệnh nên gặp “BS gia đình” để được khám và điều trị bước đầu. Trong trường hợp không có BSGĐ, nên chọn một BS tốt (theo tiêu chí đã nêu).
Cần biết, một BS Tốt thường khám bệnh kỹ, hỏi bệnh rất kỹ, chú ý nghe lời khai bệnh của người bệnh, biết cách đặt các câu hỏi cần thiết. BS giỏi thường cho làm rất ít xét nghiệm, cận lâm sàng; chỉ cho làm những thứ cần thiết. Trái lại một BS khi gặp BN chỉ hỏi qua loa, rồi cho làm một lô xét nghiệm, hay cho làm những cận lâm sàng kỹ thuật cao (đắt tiền) mà không cân nhắc, chứng tỏ BS chưa có định hướng chẩn đoán, chỉ trông chờ vào kết quả cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Nhiều BS thậm chí còn không biết ý nghĩa của kết quả cận lâm sàng mà mình cho làm, đó là những “BS không tốt”.
Một BS giỏi, có lương tâm bao giờ cũng dựa vào khả năng, hiểu biết của mình, phối hợp LS và CLS, có quyết định thận trọng. Các xét nghiệm, cận lâm sàng chỉ giúp thêm thông tin để BS chẩn đoán bệnh mà thôi, không thể “chẩn đoán” thay cho BS.
Khi đến khám bệnh, BN cần giúp BS, cũng là giúp mình, bằng cách cung cấp cho BS các thông tin chính xác về bệnh tật của mình, trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi của BS. Không nên cố “hướng” BS theo ý nghĩ, nghi ngờ của mình, dễ làm các BS thiếu kinh nghiệm bị chệch hướng, dẫn đến chẩn đoán sai. Người bệnh không nên yêu cầu BS cho làm xét nghiệm này, cận lâm sàng khác hay yêu cầu BS cho thuốc này hay thuốc kia, cũng không nên làm sẳn các xét nghiệm, cận lâm sàng trước rồi đưa đến yêu cầu BS cho toa. Việc khám bệnh, điều trị nên để BS quyết định.
Trong khi khám bệnh, người bệnh cần trao đổi thẳng thắn với BS những thắc mắc, hỏi BS những điều chưa rõ về bệnh của mình, có thể bàn bạc với BS để chọn cách điều trị phù hợp (vd phẫu thuật hay điều trị bảo tồn). Cần trao đổi với BS mong muốn của mình, nhưng phải tôn trọng ý kiến của BS. Lắng nghe sự giải thích, các hướng dẫn của BS và thực hiện đúng. Sau khi đã thống nhất phương án điều trị, bệnh nhân cần tin tưởng vào BS, chấp hành đúng chỉ định điều trị. Trong quá trình điều trị, nếu có bất thường xẩy ra, phải báo lại cho BS để điều chỉnh chỉ định điều trị, thay đổi thuốc... Không nên tự ý ngưng thuốc, thay đổi thuốc hoặc tự ý dùng thêm các thuốc khác (theo mách bảo của những người không chuyên môn).
Sự phối hợp tốt và tôn trọng lẫn nhau giữa BS và bệnh nhân sẽ có lợi cho cả đôi bên và làm cho việc điều trị bệnh dễ dàng hơn, kết quả hơn.
BS Nguyễn Ngọc Hiền





COPYRIGHT@T? V?N S?C KH?E - H?I HàNH NGH? Y T? T? NH?N - KHáNH HòA 

rolex replica watches rolex cellini replica watches rolex day date replica rolex submariner replica omega replica watches panerai replica watches replica watches