Trong một bài báo khoa học “bom tấn” được xuất bản vào ngày 7 tháng 5 năm 2020, trên tờ The Lancet, các nhà nghiên cứu Dennis McGonagle và cs đã xác định rằng “covid-19 không phải là một bệnh về đường hô hấp mà là một bệnh rối loạn đông máu phổi lan tỏa trong phổi”.
BS Richard Levitan đăng trên The New York Times cũng cho biết ông, một BS chuyên khoa về cấp cứu đã làm việc 30 năm ở các khoa ICU các BV, có nhận xét ngay ban đầu là khác với những trường hợp Viêm phổi nhiễm trùng thường gặp, khi nồng độ Oxy trong máu xuống dưới 94% (bình thường từ 95-100%) bệnh nhân đã thấy khó thở, nhưng những BN bị Viêm phổi trong dịch COVID-19 nhanh chóng bị hạ Oxy máu (Hypoxemia) rất thấp, thậm chí có người xuống đến 50% trong nhiều ngày nhưng họ vẫn sinh hoạt bình thường, ít khó thở và có vài người còn nói chuyện điện thoại trong lúc nằm niện với một ống oxy gắn ở mũi. Ông gọi đó là tình trạng “silent hypoxemia”.(4)
Một trong những bí ẩn lớn nhất và đe dọa tính mạng người bệnh là cách virus gây ra “tình trạng thiếu õy máu thầm lặng”, một tình trạng khi nồng độ oxy trong cơ thể thấp bất thường, có thể gây tổn thương không thể khắc phục được các cơ quan quan trọng nếu không được phát hiện quá lâu. Giờ đây, nhờ các mô hình máy tính và so sánh với dữ liệu bệnh nhân thực, các kỹ sư y sinh của Đại học Boston và các cộng tác viên từ Đại học Vermont đã bắt đầu khám phá bí ẩn.
Mặc dù trải qua mức độ oxy thấp nguy hiểm, nhiều người bị nhiễm COVID-19 trường hợp nghiêm trọng đôi khi không có triệu chứng thở gấp hoặc khó thở. Khả năng gây sát thương lặng lẽ của Hypoxemia là lý do tại sao nó được đặt là “im lặng”. Ở những bệnh nhân nhiễm Covid-19, người ta cho rằng nhiễm trùng trước tiên làm tổn thương phế nang, khiến các bộ phận của chúng không thể hoạt động bình thường. Các mô đó mất oxy và ngừng hoạt động, không còn trao đổi oxy từ hơi thở cho dòng máu, gây ra tình trạng thiếu õy máu thầm lặng. Nhưng chính xác thì hiệu ứng domino đó xảy ra như thế nào vẫn chưa được rõ ràng cho đến nay. (1, 5)


* hình ảnh cho thấy sự khác biệt các tổn thương ở phế nang giữa ARDS do vi khuẩn và ARDS do Covid-19.
Điều này giải thích tại sao bệnh nhân mắc bệnh covid-19 đang chết vì thiếu oxy trong máu và thường xuyên bị “giết” do sử dụng máy thở xâm nhập. Như một bác sĩ ICU từ New York đã cảnh báo nhiều tháng trước, các bác sĩ đang điều trị bệnh sai (1, 4).
Các tác giả nghiên cứu cũng tìm thấy phản ứng viêm gây ra tình trạng tồi tệ hơn, trong đó ngụ ý rằng các biện pháp can thiệp chống viêm có thể là chìa khóa để cứu sống và chấm dứt đại dịch. (2)
Theo AP ngày 9.4, một số bệnh viện báo cáo tỷ lệ tử vong cao thường ở bệnh nhân thở máy và nhiều bác sĩ lo ngại rằng máy thở có thể gây hại cho một số bệnh nhân Covid-19.
Vấn đề thông khí:
Chiến lược hỗ trợ thở Oxy rất quan trọng trong điều trị ARDS COVID-19. Các yếu tố chính là:
- Sử dụng oxy bằng ống thông mũi để đạt SpO2> 92%; Sử dụng oxy mũi dòng cao còn nhiều tranh cãi.
- Tránh (nếu có thể) thông khí không xâm lấn.
- Giúp thông khí bằng cách cho BN nằm sấp, thay đổi tư thế, có lợi rõ rệt.
- Cần xem xét lại việc oxy hoá qua màng ngoài cơ thể (ECMO).(2, 7, 8)
Máy thở giúp bổ sung khí ô xy cho những người bị suy phổi. Các chuyên gia cho biết có từ 40-50% số bệnh nhân Covid suy hô hấp nặng tử vong khi đang dùng máy thở. Trong khi đó, có tới 80% số bệnh nhân Covid-19 tại thành phố New York(Mỹ) được cho thở máy đã tử vong trong giai đoạn đầu dịch, theo AP dẫn nguồn từ giới chức New York. (6)
Tỷ lệ tử vong cao bất thường cũng được ghi nhận ở các nơi khác tại Mỹ, tiến sĩ Albert Rizzo thuộc Hiệp hội Phổi Mỹ cho hay. Báo cáo tương tự cũng đã được ghi nhận ở Trung Quốc và Anh. Con số này tại Anh là 66%. (4, 5)
Cơ chế miễn dịch nằm trong viêm phế nang lan tỏa và viêm kẽ phổi trong COVID-19 liên quan đến trạng thái giống như hội chứng kích hoạt đại thực bào (MAS), gây ra chứng tăng bạch cầu miễn dịch lan rộng (1, 3).
Theo nghiên cứu được công bố, Hội chứng kích hoạt đại thực bào (MAS) là một phản ứng viêm xuất phát từ phản ứng miễn dịch quá mức, tương tự như cơn bão cytokine đã được thảo luận rộng rãi.
Mức độ nghiêm trọng của viêm hệ thống trong phản ứng với các coronavirus ở người có đặc điểm gợi nhớ đến một “cơn bão cytokine” hoặc hội chứng kích hoạt đại thực bào (MAS), còn được gọi là lymphohistocytosis (sHLH).
Để đơn giản hóa những phát hiện này, có thể nói “Covid-19 không phải là viêm phổi cấp tính ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà là phản ứng miễn dịch dựa trên viêm dẫn đến huyết khối (đông máu trong phổi) giết chết bệnh nhân” (hình). Việc sử dụng máy thở chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, đó là lý do tại sao các nghiên cứu quan sát trước đây đã phát hiện ra rằng 88% bệnh nhân sử dụng máy thở cuối cùng đã chết. Họ chết vì điều trị máy thở là điều trị sai. (2, 5, 6).
Clor dioxide (clO2)* được báo cáo là tiết kiệm 100 phần trăm bệnh nhân được nghiên cứu cho đến nay vì Clor dioxide làm tăng nồng độ Oxy máu, có thể sử dụng ngay lập tức trong khi tiêu diệt mầm bệnh gây ra đông máu. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy một số người đang đánh bại Covid-19 với liều cao ápirin(*), chất làm loãng máu, mặc dù thông tin này không nên được coi là lời khuyên để điều trị, và cần nhiều nghiên cứu tiếp về tác dụng của thuốc làm loãng máu và can thiệp chống viêm (2).
(*) Đây là phát hiện sớm trong khoảng tháng 3/20. Nay thì thế giới đã công nhận việc này và Aspirine hoặc thuốc chống đông máu đã được đưa vào phác đồ điều trị.
BS Nguyễn Ngọc Hiền (tóm lược từ Internet)
Tham khảo:
1- https://www.thelancet.com/journals/lanres/article/PIIS2213-2600(21)00213-7/fulltext
2- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7361309/
3- http://benhvientimhanoi.vn/dao-tao-nckh-cdt/nghien-cuu-khoa-hoc/dieu-tri-hoi-chung-suy-ho-hap-cap-ards-nang-do-covid-19.html
4- https://www.bu.edu/articles/2020/3-reasons-why-covid-19-can-cause-silent-hypoxia/
5- https://thanhnien.vn/the-gioi/may-tho-khien-mot-so-benh-nhan-covid-19-de-tu-vong-hon-1208661.html
6- https://vnexpress.net/thieu-hut-oxy-tham-lang-o-benh-nhan-covid-19-4326785.html
7- https://youtu.be/cCkHPYpwg2g
8- http://bvdkquangnam.vn/index.php/ao-to-nckh/tp-san-y-hc/3818-2021-08-21-01-15-05